Ý Nghĩa Phượng Hoàng Trong Phong Thủy Xem ngay 2023



Ý nghĩa của chim phượng hoàng trong phong thủy – Quà tặng

Chim phượng hoàng và những ý nghĩa trong phong thủy

Chim Phượng Hoàng hay còn gọi là Phụng. Đây được coi là linh vật linh thiêng. Nó được xuất hiện trong nhiều nền tôn giáo. Là biểu tượng cho sự tái sinh, trí tuệ và ánh sáng. Trong văn hóa phương Đông, phượng hoàng là một trong bốn tứ linh.

Chim Phượng hoàng
Hình ảnh chim Phượng Hoàng tái sinh trong ngọn lửa

> Xem thêm:

55 món quà tặng sếp đẳng cấp

101 món quà độc đáo tạo bất ngờ cho người nhận

55 món quà tặng hội nghị, sự kiện cao cấp, ý nghĩa

45 món qùa tặng chồng độc đáo, bất ngờ

Những mẫu quà tặng pha lê đẹp nhất

Chim Phượng hoàng được xuất hiện trong rất nhiều nền tôn giáo. Phượng Hoàng là sự kết hợp những đặc điểm xinh đẹp nhất của nhiều loài: đầu gà, chiếc cổ cao của chim hạc và bộ đuôi dài rực rỡ của loài chim công. Trong phong thủy, thân hình của phượng hoàng gợi lên năm đức tính của con người. Đầu tượng trưng cho đức hạnh. Đôi cánh tượng trưng cho trách nhiệm và nghĩa vụ. Bộ ngực tượng trưng cho lòng nhân đạo. Lưng thể hiện cho đối nhân xử thế khéo léo. Và cuối cùng bụng biểu thị cho sự đáng tin cậy.

Phượng Hoàng là loài chim kỳ diệu, nó có thể mang những vật nặng hơn trọng lượng của mình. Nước mắt còn có tác dụng chữa lành vết thương, cùng với tiếng  ca du dương, giúp người nghe bình tâm hơn.

>> Xem thêm Những ý nghĩa của biểu trưng tượng hổ trong phong thủy

Chim phượng hoàng1
Biểu tượng chim phượng hoàng mang ý nghĩa bất tử

Trong truyền thuyết, người ta thường biết đến chim phượng hoàng với sự bất tử và tái sinh. Vòng đời của nó không bao giờ kết thúc. Phượng Hoàng sẽ hồi sinh. Mỗi một lần hồi sinh Phượng Hoàng sẽ ngày càng đẹp hơn, mạnh mẽ hơn, rực rỡ hơn.

>> Xem thêm Những ý nghĩa của tượng Rồng trong phong thủy

Chim phượng hoàng2
Biểu tượng chim Phượng Hoàng dát vàng

Là một trong bốn tứ linh và là vua của các loài chim, Nó còn thể hiện cho khả năng phục hồi kiên cường sau thất bại, đổ nát rồi lại vươn lên từ đống tro tàn.

Không những vậy, Phượng Hoàng còn là biểu tượng của đức hạnh, có vẻ đẹp duyên dáng, trang nhã, biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Chính vì vậy, chúng ta hay thấy hình ảnh rồng phượng được trang trí trong đám cưới. Bởi nó tượng trưng cho hôn nhân, tình yêu hạnh phúc giữa vợ và chồng. Phượng hoàng có liên quan đến mặt trời, với hơi ấm của mùa hè, niềm vui từ một mùa bội thu.

Chim Phượng hoàng4
Chim Phượng Hoàng được coi là vua của các loài chim

Chim phượng hoàng nên để hướng nào?

Trong phong thủy, Chim phượng hoàng nên được đặt trong nhà, và nên đặt ở những nơi cao ráo. Có thể đặt trên kệ hoặc trên tủ để nó được tỏa sáng. Chim Phượng hoàng chiếm cả cung trời hướng Nam của bầu trời, phù hợp với ánh lửa phương Nam. Chính vì vậy có thể đặt dọc theo hướng bức tường phía Nam ngôi nhà.

QUÀ TẶNG VÀNG – MT Gold Art

Tại Hà Nội – 0982 242 696

Cơ sở 1: Số 215 Phố Giáp Nhất, Q. Thanh Xuân, Hà Nội (cách ngã tư sở 200m, có chỗ đỗ ô tô thoải mái)

Cơ sở 2: 499 lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội

Cơ sở 3: Số 36 ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội

Tại TP. Hồ Chí Minh – 093 230 8668

Cơ sở 1: 75 Huỳnh Văn Bánh, Phường 17, Quận Phú Nhuận, TPHCM.(Đoạn cắt ngang  Phan  Đình  Phùng và Nguyễn Văn Trỗi)

Cơ sở 2: Số 49 Nguyễn Văn Thương, P.25, Quận Bình Thạnh, HCM ( cạnh tòa nhà Pearl Plaza)

Hotline: 0982 242 696 – 09 230 8668

Website: https://quavang24k.com

Đăng nhập

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Phượng Hoàng Trong … – Gió Decor

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Phượng Hoàng Trong Phong Thủy

Phượng hoàng được mệnh danh là loài chim thần tái sinh từ đống tro tàn. Xoay quanh hình ảnh phượng hoàng là những truyền thuyết xa xưa cùng sức ảnh hưởng to lớn trong các nền văn hóa lịch sử lâu đời từ phương Đông tới phương Tây. Tới ngày nay, trong lĩnh vực phong thủy, phượng hoàng cũng trở thành một linh vật hết sức linh thiêng, cao quý. Sau đây GIÓ DECOR sẽ cùng bạn đọc khám phá bí ẩn về nguồn gốc của phượng hoàng, ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy cũng như cách trưng bày tượng phượng hoàng.

Phượng hoàng là loài chim thần tái sinh từ đống tro tàn

Phượng hoàng là loài chim thần tái sinh từ đống tro tàn

Phượng hoàng (hay Phụng hoàng) xuất hiện trong nhiều nền văn hóa lịch sử, cả phương Đông cũng như phương Tây.

Theo tín ngưỡng của người Roman cổ đại, trong một lần đang quan sát xuống Trái Đất, thần Mặt Trời bỗng bắt gặp một con chim lớn với bộ lông tuyệt đẹp. Vì quá thích thú với vẻ đẹp của chim nên thần Mặt Trời ban cho phượng hoàng quyền năng bất tử.

Tuy nhiên, suốt nhiều năm ròng, loài người luôn tìm cách truy đuổi phượng hoàng nhằm chiếm đoạt bộ lông tuyệt diệu. Quá mệt mỏi, phượng hoàng theo hướng mặt trời mọc mà bay về phương Đông.

Phượng hoàng sở hữu bộ lông quý tuyệt đẹp

Phượng hoàng sở hữu bộ lông quý tuyệt đẹp

Khi phượng hoàng trở nên già yếu, nó trở về phương Tây, cầu xin thần Mặt Trời ban cho sức khỏe như năm xưa. Thần Mặt Trời nghe tiếng. Lập tức một tia sáng chói lòa xuất hiện, biến phượng hoàng rực lửa toàn thân, đỏ cháy một vùng trời. Phượng hoàng biến vào không trung cùng sự lụi tàn của ngọn lửa.

Tuy nhiên sau đó, một phép màu xuất hiện, từ đống tro tàn hiện lên một chú chim nhỏ, lớn dần lớn dần và trở thành chính chim phượng hoàng ngày nào.

Từ đó, cứ mỗi 500 năm, phượng hoàng lại bay từ phương Đông- nơi nó sinh sống về phương Tây và xin thần Mặt Trời giúp nó tái sinh.

Trong thần thoại phương Đông, phượng hoàng lại được biết đến là một trong 4 tứ linh. Tứ linh bao gồm: Long (rồng), Ly (kỳ lân), Quy (rùa), Phượng (phượng hoàng). Đây là 4 linh vật đã cùng thần Bàn Cổ kiến tạo nên thế giới, hình thành ngũ hành (Kim, Mộc  Thủy, Hỏa, Thổ). Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cùng 4 hướng đông, tây, nam, bắc cũng được tạo nên từ đây. Trong công cuộc này, phượng hoàng đại diện cho lửa, mùa hạ và phương Nam.

Đặc điểm hình thể của phượng hoàng

Theo ghi chép cổ xưa, hình thể của phượng hoàng vô cùng đặc biệt. Đầu phượng hoàng chính là bầu trời, đôi mắt là mặt trời rạng rỡ, lưng lại là mặt trăng thanh cao, chân là trái đất và đuôi là các hành tinh.

Phượng hoàng là sự liên kết giữa con người với thần. Thân thể loài chim này tượng trưng cho 5 đức tính của loài người. Đầu phượng hoàng thể hiện sự đức hạnh. Đôi cánh tượng trưng cho sự trách nhiệm, chiếc lưng là sự khéo léo trong cách cư xử, lòng nhân đạo và trắc ẩn nằm ở bộ ngực phượng hoàng. Và cuối cùng là phần bụng tượng trưng cho sự đáng tin cậy.

Theo sử sách Nho giáo, bộ lông của phượng hoàng gồm 5 màu chủ đạo: vàng, trắng, đỏ, đen, xanh. Những màu sắc này ứng với 5 giá trị Nho giáo truyền thống: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín.

Ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy

Với người Á Đông, phượng hoàng chính là hiện thân của đức tin, uy quyền và cả sự chiến thắng. Phượng hoàng mang ý nghĩa gắn kết con người và thượng đế. Những phẩm chất tốt đẹp mà thượng đế ban cho loài người đều được biểu trưng trên hình thể loài chim này.

Biểu tượng phượng hoàng luôn đi liền với những đức tính tốt đẹp của con người

Biểu tượng phượng hoàng luôn đi liền với những đức tính tốt đẹp của con người

Trưng bày tượng phượng hoàng phong thủy cũng giúp phù trợ cho trí tuệ tinh thông, sáng suốt. Nhắc đến phượng hoàng là nhắc tới quá trình tái sinh và sự bất tử. Trước lúc tái sinh, chim phượng trải qua một quá trình gian truân. Nhưng bất kể thế nào, phượng hoàng luôn trỗi dậy từ đống tro tàn, hồi sinh và hình thành chu kỳ sống mới. Tượng phượng hoàng biểu trưng cho ý chí vượt lên mọi khó khăn, thử thách, mang lại may mắn và sức sống mãnh liệt.

Hơn vậy, phượng hoàng là loài chim cao quý, đức hạnh. Đặt tượng phượng hoàng trong không gian sống cũng tượng trưng cho vinh hoa, phú quý và quyền lực.

Cách trưng bày tượng phượng hoàng

Tượng phượng hoàng phong thủy thích hợp đặt trong những không gian cao ráo, thoáng đãng trong nhà. Có thể đặt trên bàn tiếp khách, trên kệ, tủ. Phượng hoàng gắn liền với ánh lửa rực sáng một cung trời phía nam. Vì vậy tượng phượng hoàng cũng có thể đặt hướng theo phía Nam. Nên đặt tượng loài chim bất diệt này gần khu vực cửa để phượng hoàng kiểm soát toàn bộ sinh khí trong không gian, mang lại vận may cho gia chủ.

Đặt tượng phượng hoàng phong thủy mang nhiều ý nghĩa linh thiêng

Đặt tượng phượng hoàng phong thủy mang nhiều ý nghĩa linh thiêng

Khi thỉnh tượng phượng hoàng, chú ý tìm địa điểm mua uy tín. Một bức tượng phượng hoàng chất lượng phải tỏa ra thần khí uy nghiêm, cao quý. Từng chi tiết dù là nhỏ nhất trên hình thể phượng hoàng phải được thiết kế kĩ lưỡng, tỉ mỉ. Đôi mắt phượng cần toát lên cái thần của loài chim bất tử. Đặc biệt, khi chọn tượng phượng hoàng phong thủy nên quan tâm đến màu sắc của tượng. Dù làm bằng bất cứ chất liệu nào, màu lông phượng phải sáng rực rỡ, đẹp mắt.

Kết

Nếu lăn tăn không biết lựa chọn nơi mua tượng phượng hoàng chất lượng, hãy ghé thăm GIÓ DECOR, địa chỉ chuyên cung cấp đồ decor nội thất và đồ phong thủy cao cấp. Với sự tận tâm của GIÓ DECOR, chắc chắn bạn sẽ tìm được một sản phẩm hài lòng nhất.

Từ thiết kế, chất liệu đến màu sắc tượng phượng hoàng tại GIÓ DECOR đều hoàn hảo

Từ thiết kế, chất liệu đến màu sắc tượng phượng hoàng tại GIÓ DECOR đều hoàn hảo

Cuối cùng, bài viết trên đây đã thông tin tới quý độc giả về nguồn gốc, ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy cũng như vài lưu ý về cách bài trí tượng phượng hoàng. Hy vọng quý độc giả có thêm những góc nhìn mới mẻ về loài chim linh thiêng này.

GIÓ DECOR – địa chỉ tin cậy mua đồ decor trang trí số 1

  • Showroom trưng bày: 62 Phan Kế Bính, Ba Đình, Hà Nội
  • Showroom TP Hồ Chí Minh: 81 Trần Khắc Chân, Tân Định, Quận 1, Tp Hồ Chí Minh
  • Tổng kho 2: 24 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội
  • Website: Gió Decor
  • Zalo: 0936788898 – Mr. Kiên – Gió Decor

CHIM PHƯỢNG HOÀNG – NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA …

CHIM PHƯỢNG HOÀNG – NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA PHONG THỦY

 1. Nguồn gốc tên gọi

  Phượng hoàng hay phụng hoàng (phương ngữ  Nam Bộ) nguyên thủy  là các con chim trong thần thoại của người dân khu vực Đông Á chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung  Hoa, ngự trị trên tất cả loài chim khác. Trước đây thì người ta có phân biệt giữa con đực là phượng và con cái là hoàng, tuy nhiên về sau để ghép cặp với Long (rồng)  là con vật mang ý nghĩa giống đực nên Phượng  cùng Hoàng đã nối lại với nhau thành một thực thể giống cái là phượng hoàng theo cách gọi ngày nay. Phượng hoàng còn được gọi là “côn kê” do đôi khi nó được dùng thay con gà trong Can Chi. Trong văn hóa Việt  không có khái niệm tương đương cho con vật thần thoại này.

2. Hình thể

  Trong một số tượng, phù điêu, tranh họa  xưa, hình thể phượng hoàng được miêu tả rất đa dạng, nhưng phổ biến nhất là hình ảnh chim phượng hoàng tấn công con rắn bằng móng vuốt  với  đôi cánh dang rộng gồm: đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, cánh khổng tước với 5 màu và cao 6 thước. Tượng trưng cho 6 thiên thể mà ngày nay có thể hiểu nôn na: đầu là trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh, lông của nó đại diện cho màu sắc của ngũ hành: đen, trắng, đỏ, xanh, vàng.                                     

 Tượng chim phường hoàng ở hoàn thành Bắc Kinh                                                         

H1. Tượng chim phường hoàng ở hoàn thành Bắc Kinh

3.Nguồn gốc:

  Hình ảnh chim phượng hoàng  đã xuất hiện rất lâu trong văn hóa Trung Quốc , thông thường trong các miếng ngọc bội, vật tổ của các bộ lạc miền đông thời cổ đại Trung Quốc. Một số thuyết  ngày nay người ta cho rằng nó có thể là hình ảnh đại diện cho một loại chim lớn thời tiền sử  tương tự như đà điều khá phổ biến ở Trung Hoa lúc bấy giờ, một số thuyết khác cho rằng phượng hoàng là hiện thân của loài chim thủy tổ ( Khủng Long dạng chim).

Trong văn hóa Việt Nam , chim lạc là hình ảnh khởi thủy và dần phát triển thành hình tượng Phượng Hoàng qua các triều đại phong  kiến cho tới ngày nay, tượng trưng cho ước mơ , khát vọng vươn lên chinh phục bầu trời.

4. Ý nghĩa hình tượng chim phượng hoàng trong  một số nền văn hóa khác với Trung Hoa

 Nhìn chung phượng hoàng mang ý nghĩa tích cực, nó biểu tượng cho đức hạnh, vẻ duyên dáng, thanh nhã, và biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết nó xuất hiện trong thời hòa bình thịnh vượng  và biến mất ở những thời kì tăm tối.

4.1 Phượng Hoàng phương Tây

Trong một số thần thoại phương Tây, Phượng hoàng (hay còn gọi là phoenix ) là một loại chim lửa thần thánh và linh thiêng. Người Hy Lạp tin rằng, Phượng hoàng là biểu tượng của Thần Mặt Trời Apollo. Trong ngôn ngữ Hy Lạp cổ, Phượng Hoàng có nghĩa là “màu đỏ”. Người Hy Lạp coi Phượng Hoàng là biểu tượng của niềm tin bất tử, sự tái sinh và ánh sáng của trí tuệ.

Người Ai Cập xác định Phượng Hoàng là một loại chim giống như cò hay diệc, gọi là Bennu. Nó được biết đến từ “Sách về người chết” và các văn bản Ai Cập cổ đại khác như là một trong các biểu tượng thần thánh để thờ phụng tại Heliopolis, gắn liền thần Mặt Trời trong thần thoại Ai Cập là Thần Ra.

Trong một số thần thoại phương Tây, Phượng hoàng là một loại chim lửa thần thánh và linh thiêngPhượng Hoàng là loài chim chúa xuất hiện trong cuốn kinh Vệ Đà (Rig Veda) của người Hindu.

Phượng hoàng được mô tả như 1 loài chim có lông vũ óng ánh. Có thể có các màu sắc như: đỏ tía, vàng sắc đỏ,… và đôi khi có quầng lửa bao quanh. Đặc biệt, tiếng hót của nó có thể khiến kẻ khác bị mê hoặc. Đuôi của phượng hoàng có 4 nhánh dài – đại diện cho các hướng và gần giống như đuôi công. Ngoài ra, đuôi của nó còn có nhiều sợi lông nhỏ xung quanh và tăng lên sau mỗi đêm. 

4.2 Phượng Hoàng trong thần thoại Nhật Bản

Tại Nhật Bản, cùng với mặt trời, chim phượng hoàng là một trong những biểu tượng của đế quốc Nhật Bản. Trong những thiết kế của Phượng Hoàng của Nhật Bản thường kết hợp với Rồng. Nó tượng trưng cho âm và dương, sự kết hợp hài hòa của đức tính tốt nhất của phụ nữ và nam giới. Phượng Hoàng được tìm thấy trong những hình khắc trên thanh gươm, hay được thêu trên Kimono.

4.3 Phượng hoàng trong văn hóa của Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên… chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt, là một trong Tứ linh, gồm Long, Ly, Quy, Phượng (Rồng, Lân, Rùa, Phượng). Theo truyền thuyết, phượng hoàng là chúa tể của 360 loài chim, mang nhiều đức tính, phẩm hạnh cao đẹp cũng như những quyền năng đặc biệt sánh ngang thánh thần.

                                                                 Gạch trang trí hình tượng chim phượng dùng để lát nền cung điện nhà Đinh cố đô Hoa Lư

                                                H2. Gạch trang trí hình tượng chim phượng dùng để lát nền cung điện nhà Đinh, cố đô Hoa Lư

 – Thư tịch cổ viết rằng, loài chim huyền thoại này có 5 màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng quảng đại.Tương truyền, chim phượng lộ diện vào thời thái bình, ẩn mình khi loạn lạc.

                                                                               Lá đề hình phượng bằng đất nung thời Lý thế kỷ 11 - 13 Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

                                   H3. Lá đề hình phượng bằng đất nung thời Lý, thế kỷ 11 – 13, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam

Phượng hoàng xuất hiện là điềm báo thánh nhân hoặc hiền triết ra đời. Vì điều này nên nó là biểu tượng cho thái bình, thịnh trị.Có truyền thuyết mô tả cơ thể của chim phượng tương ứng với các thiên thể: Đầu của nó là bầu trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất, đuôi là các hành tinh. Do đó, phượng hoàng là sự liên kết giữa con người và vũ trụ.

                                                                   Cặp phượng chầu bằng gỗ thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 - 18

                                                         H4. Cặp phượng chầu bằng gỗ, thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17 – 18

Ngoài các ý nghĩa đã đề cập, chim phượng cũng được coi là hình ảnh tượng trưng cho phụ nữ quý tộc, hoàng gia thời phong kiến.Về mặt tạo hình, phượng hoàng là sự kết tinh vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài chim khác nhau, nổi bật là công và trĩ.

                                                                           Hình phượng trang trí trên đĩa gốm hoa lam thời Lê sơ thế kỷ 15

                                                                    H5. Hình phượng trang trí trên đĩa gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15

 Hình tượng phượng hoàng xuất hiện trong văn hóa Việt từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên về chim phượng. Ngày nay, hậu thế có thể chiêm ngưỡng hình tượng chim phượng của vô số cổ vật được tạo tác tinh xảo cũng như các họa tiết trang trí hoa mỹ trong hệ thống kiến trúc cung đình Huế…

                                                                    Hình chim phượng trang trí trên hộp trầu bằng vàng thời Nguyễn niên hiệu Minh Mạng thứ 5 1824 - Copy

                                             H6. Hình chim phượng trang trí trên hộp trầu bằng vàng thời Nguyễn, niên hiệu Minh Mạng thứ 5 (1824)

 5 Ý nghĩa Phượng hoàng  trong phong thủy

  5.1Loài chim huyền thoại bất tử

Truyền thuyết kể về một loài chim Thần, là một loài chim khổng lồ rất giống với đại bàng hay chim công, tỏa màu sắc sặc sỡ màu đỏ, tím và vàng. Phượng Hoàng huyền thoại có liên hệ với biểu tượng mặt trời mọc và lửa. Nó được bao bọc bởi một vầng hào quang tỏa sáng lộng lẫy trên bầu trời. Cặp mắt của nó màu xanh dương và sáng như ngọc bích.

Ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy chính là sự bất tửKhi chuẩn bị kết thúc cuộc đời, nó tự tạo giàn thiêu từ những cọng quế và gỗ thơm, để ngọn lửa bùng lên bao phủ lấy bản thân. Rồi từ đống tro tàn, một con Phượng Hoàng màu lửa vàng rực mới sẽ trỗi dậy, hồi sinh trong một chu kỳ sống mới. Chính sự bất tử và tái sinh kỳ lạ mang màu sắc thần thánh đó mà Phượng Hoàng Lửa trở thành biểu tượng bất hủ xuyên suốt mang nền văn hóa từ Đông sang Tây. Ý nghĩa phượng hoàng trong phong thủy chính là sự bất tử.

5.2Chim Phượng hoàng là biểu tượng của cái đẹp và quyền quý

Dù trong nền văn hóa nào thì hình ảnh Phượng Hoàng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Nó là kết tinh của vẻ đẹp và sự mềm mại thanh lịch duyên dáng của các loài khác nhau. Phượng hoàng là biểu tượng của hoàng gia và quyền quý cũng như đức hạnh, duyên dáng và tao nhã của những người phụ nữ truyền thống.

Phượng hoàng là biểu tượng của hoàng gia và quyền quý phượng hoàng có 5 màu sắc tượng trưng cho năm đức tính: ngay thẳng, lương thiện, công bằng, chung thủy và lòng khoan dung. Phượng hoàng xuất hiện là báo hiệu điềm tốt lành, đó là lúc xã hội thái bình có thánh nhân hoặc hiền triết xuất hiện, hoặc có vua hiền sáng suốt, lấy đức trị dân và dân chúng thuần phục. 

5.3 Biểu tượng cho mối liên hệ giữa người và thần

Một số truyền thuyết mô tả cơ thể của chim Phượng Hoàng tương ứng với các thiên thể. Đầu của nó là bầu trời, mắt của nó mặt trời, lưng là mặt trăng, chân là trái đất và đuôi là các hành tinh. Chính vì lẽ đó, Phượng hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới người và thần.

 Ý nghĩa của phượng hoàng là biểu tượng cho mối liên hệ giữa người và thầntừ việc kiến tạo vũ trụ và tỏa sáng các phẩm chất cao quý. Phượng hoàng được xem là sự liên kết giữa thế giới con người và thần. Phượng hoàng là biểu tượng của đạo đức tốt đẹp, sự thông thái và trí tuệ.

 6. Ấn phẩm sử dụng họa tiết chim phượng hoàng

   Ngoài những vật phẩm quen thuộc ngày như tranh ảnh, đồ đồng thờ phượng, các vật phẩm trang trí…Hình tượng phượng hoàng còn sử dụng để làm họa tiết trên các thiết bị chiếu sáng và trang trí vừa có ý nghĩa về phong thủy độc đáo, giúp gia chủ anh lành hạnh phúc. 

                                                       Đèn sân vườn trụ cổng năng lượng mặt trời chim  Phượng Hoàng  TBC-SOLAR  36

                                                                      H7. Đèn trang trí sân vườn trụ cổng năng lượng mặt trời 

 —————————————————————————————————————————————————————-

 Nguồn tư liệu:

  + https://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%E1%BB%A3ng_ho%C3%A0ng

  + https://danviet.vn/giai-ma-hinh-tuong-chim-phuong-hoang-trong-duc-tin-cua-nguoi-viet-20210107215404641.htm

Liên hệ

  + Website: https://tbco.vn/

  + Zalo/Hotline: 0989 567 408

  + Facebook: https://www.facebook.com/thanh.ba1/

  + Email: [email protected]

Related Posts